Ném bom gây thương vong cho thường dân Tội ác của Quân đội Hoa Kỳ và đồng minh trong chiến tranh Việt Nam

Phần còn lại của chiếc B-52G số hiệu 58-0201 bị hạ đêm 18-12 được trưng bày tại Bảo tàng chiến thắng B-52 (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội)Bệnh viện Bạch Mai ở Quận Đống Đa, Hà Nội. Nơi đây, ngày 22/12/1972, trong chiến dịch Chiến dịch Linebacker II, đã hứng chịu 100 quả bom được ném từ máy bay B-52 của Không quân Hoa Kỳ làm 30 bác sĩ, y tá thiệt mạng, 22 người khác bị thương.B-52 của Hoa Kỳ đang rải thảmCầu Hàm Rồng bị máy bay Mỹ tấn công

Không quân Hoa Kỳ gần như tham gia mọi trận đánh và chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam, nhiệm vụ của nó là yểm trợ, dọn đường bằng bom đạn, không kích phá hủy cơ sở hạ tầng ở miền Bắc. Vì vậy, Việt Nam là nơi chứa lượng bom đạn mà Hoa Kỳ rải nhiều nhất trên thế giới.

Mộ 10 cô gái tử trận tại ngã ba Đồng Lộc

Một số trọng điểm như Đường Trường Sơn chịu 4.000.000 tấn bom; Khe Sanh tuy là khu vực chỉ có rộng 8 km² giữa hai bên, vậy mà chỉ trong 77 ngày của trận Khe Sanh đã chịu 110.000 tấn bom đạn, biến nơi đây là nơi có mật độ bom đạn phải hứng chịu lớn bậc nhất trong lịch sử; Khu phi quân sự Vĩ tuyến 17 (Vietnamese Demilitarized Zone - DMZ); Ngã ba Đồng Lộc; Chiến dịch Sấm Rền làm Mỹ ném 864.000 tấn bom, khiến 72.000 dân thường Việt Nam bị chết và bị thương, Quảng Trị và đặc biệt tại khu vực thành cổ và thị xã vào năm 1972 đã hứng chịu 328 nghìn tấn bom đạn, 9552 nghìn viên đạn pháo 105mm, 55 nghìn viên đạn pháo 155mm, 8164 viên đạn pháo 175mm, hơn 615 nghìn viên đạn hải pháo, sức công phá bằng 7 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima, v.v., và còn nhiều nơi nữa tại Việt Nam mà mặt đất vẫn chứa đầy bom đạn.

Không lực Hoa Kỳ ném bom bừa bãi khắp nơi, bất kể đó là mục tiêu dân sự hay quân sự thì chỉ cần nhận được tin tình báo hoặc do thám vị trí có Quân Giải phóng là họ ném bom không thương tiếc. Chính vì thế mà nhiều công trình dân sự dân sinh và cả nhà dân đều bị trúng bom không phải 1-2 lần mà rất nhiều lần.

Đặc biệt trong Chiến dịch Linebacker II kéo dài chỉ 12 ngày nhưng Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.[63] Làm 1.624 thường dân thiệt mạng. Điển hình là vào ngày 26 tháng 12 năm 1972 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội, các máy bay B-52 của Mỹ đã dội bom thẳng vào một bên dãy phố có đông dân thường sinh sống, giết chết 278 người.[64]

Nhiều tổ chức,quốc gia đã tố cáo quân Mỹ đã thực hiện không kích vào nhiều khu vực trọng yếu như khu dân cư,đê điều. Gây thiệt hại lớn về người và vật chất của nhân dân đặc biệt là vào mùa lũ những năm 1965, 1972. Điển hình là sự việc ngày 14 tháng 6 năm 1972 tại đoạn đê sông Mã từ Nam Ngạn đến Hàm Rồng, Thanh Hóa. Quân đội Mỹ đã sử dụng một phân đội A-7 Corsair để ném bom bờ sông khi có khoảng 2000 dân công đang thực hiện việc đắp đê ngăn lũ làm 67 người chết tại chỗ.

Từ 1965 đến tháng 8/1973, Mỹ đã dùng 7.882.547 tấn bom đạn không quân ở Đông Dương, trong đó khoảng: 3.770.000 tấn ở miền Nam Việt Nam; 937.000 tấn ở miền Bắc Việt Nam, số còn lại ở Lào và Campuchia.[65]

Số bom đạn mà Mỹ đã sử dụng tại Việt Nam gấp 2, 3 thậm chí gấp 10 lần lượng bom thả xuống Đức hoặc Nhật Bản trong thế chiến thứ hai, tại Triều Tiên trong chiến tranh Triều Tiên hay tại bất kỳ đâu mà Hoa Kỳ từng tham chiến trên thế giới.

Khu phố Khâm Thiên, Hà Nội sau trận ném bom của máy bay B-52 đêm 26 tháng 12 năm 1972

Kết thúc chiến tranh, 2-4 triệu người dân Việt Nam, 50.000 thường dân Lào, 70.000 thường dân Campuchia chết chủ yếu do bom mìn. Hàng trăm nghìn tấn bom đạn vẫn còn sót lại tại Đông Dương nhưng nhiều nhất vẫn là ở Việt Nam, chiếm tới trên 20% diện tích cả nước và ở rất nhiều nơi. Theo thống kê chưa đầy đủ: Việt Nam đã có 42.132 người bị chết và 62.163 người bị thương, do bom mìn sót lại sau chiến tranh gây ra. Trung bình mỗi năm bom mìn sót lại sau chiến tranh cướp đi tính mạng của 1.535 người và 2.272 người khác phải mang thương tật suốt đời.[65]

Theo nhận xét của các chuyên gia, Việt Nam là một trong những "kho chứa bom trong lòng đất" của thế giới với hơn 10% bom đạn chưa nổ, với tốc độ rà phá bom mìn như hiện nay thì phải mất "100 năm" nữa mới có thể rà phá hết được bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.

Neil Sheehan, trong sách "Sự lừa dối hào nhoáng, viết rằng:

Hai năm trước tôi biết ít nhất hàng chục làng khác bị gạch khỏi bản đồ như năm thôn ấp tôi thấy dọc bờ biển và 25 làng khác bị thiệt hại nghiêm trọng. Năm 1967, Schell phát hiện ra 70% trong số 450 làng trong tỉnh hoàn toàn bị tiêu diệt. Trừ một số thôn ấp dọc đường số 1 quân tuần tra lúc đi lúc không, mặc nhiên sự tàn phá phát triển với một nhịp điệu dồn dập. Ngày này qua ngày khác, ngồi trên chiếc máy bay nhỏ Schell chứng kiến sự bắn phá của trọng pháo và rốc két từ trực thăng chiến đấu cùng những đám cháy bùng lên do lính bộ binh Mỹ đốt phá...

Từ khi lực lượng Oregon đến, các bệnh viện tiếp nhận bình quân mỗi ngày ba mươi dân thường bị thương. Một bác sĩ tình nguyện Anh đã làm việc ở Quảng Ngãi hơn ba năm tâm sự với Schell: tổng số nạn nhân dân thường, bao gồm chết và bị thương hàng năm lên đến 50.000 người trong tỉnh. Tom Thayer chỉ đếm số người nhận vào bệnh viện đã tới con số 33.000...

Không có lý do gì lính Mỹ cho rằng mạng sống của những người nông dân Việt Nam là quan trọng. Họ trở nên tàn ác hơn vì vòng quay bạo lực ngu ngốc của cuộc chiến tranh toàn diện của tướng Westmoreland. Lòng đầy thù hận vì bạn bè họ chết hoặc bị thương do mìn, bẫy của kẻ thù và các đồng minh nông dân, rất tự nhiên họ (lính Mỹ) xem những người Việt Nam ở nông thôn như một loại sâu bọ cần tận diệt.[66]

Nick Turse, trong sách "Giết mọi thứ di động, lập luận rằng: việc không ngừng tìm kiếm nhiều hơn số xác chết để báo cáo thành tích, việc sử dụng lan tràn vùng tự do bắn phá, thường dân có thể bị xem là du kích, và thái độ khinh miệt phổ biến dành cho thường dân Việt Nam đã dẫn đến thương vong lớn và tội ác chiến tranh gây ra bởi quân đội Mỹ.[67] Một ví dụ là Chiến dịch Speedy Express, được mô tả bởi John Paul Vann, là một vụ thảm sát còn ghê gớm gấp nhiều lần Thảm sát Mỹ Lai.[67] Cụ thể hơn:

Đại úy không quân, Brian Wilson, thực hiện ném bom vào vùng tự do bắn phá, nhận thấy những kết quả đầu tiên: "Đó là hình ảnh thu nhỏ của sự vô đạo đức... Một trong những lần tôi đếm số xác chết sau khi không kích kết thúc với hai quả bom napalm, thứ sẽ đốt cháy tất cả mọi thứ, tôi đếm được 62 thi thể. Trong báo cáo của tôi, tôi mô tả họ gồm rất nhiều phụ nữ ở khoảng 15 tới 25 tuổi và rất nhiều trẻ em - thường nằm chết trong vòng tay người mẹ hoặc chị, và rất nhiều người già." Thế nhưng sau khi đọc báo cáo chính thức, Wilson lại thấy những thi thể thường dân này được quân đội Mỹ liệt kê là 130 binh lính địch bị giết.[68]

Một số vụ không quân Hoa Kỳ ném bom các khu vực dân sự ở miền Bắc Việt Nam

Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân Mỹ ra miền Bắn từ năm 1965 đến cuối năm 1968 và năm 1972, không quân Mỹ đã ném tổng cộng hơn 1.000.000 tấn bom xuống miền bắc Việt Nam. Trong 2 năm, với hai cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc, 412.283 lượt máy bay Mỹ xuất kích (Không quân Mỹ là 153.784 phi vụ, không quân hải quân và hải quân đánh bộ là 152.399 phi vụ) đã ném xuống miền Bắc Việt Nam 973.300 tấn bom đạn. Con số này đã vượt xa 698.000 tấn bom đạn mà Mỹ sử dụng trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên và 550.000 tấn mà Mỹ sử dụng trên Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân 1 km vuông lãnh thổ miền Bắc hứng chịu 6 tấn bôm, mỗi người dân miền Bắc hứng chịu 45,5 kg bom. Các trận ném bom đã làm chết hơn 80.000 dân thường, hơn 120.000 người khác bị thương.[69]

Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại nói trên, không quân Mỹ và không quân của hải quân Mỹ cùng các pháo hạm Mỹ đã phá hoại 100% các nhà máy điện, hơn 1.500 công trình thủy lợi, hơn 10.000 m đê xung yếu, 6 tuyến đường xe lửa với hầu hết cầu cống bị đánh sập, hơn 60 nông trường quốc doanh, trên 40.000 gia súc lớn. Các vụ không kích của Mỹ đã phá hoại 6 thành phố lớn, 28 thị xã, trong đó có 12 thị xã phị san phẳng, 96 thị trấn hơn 4.000 điểm dân cư cấp xã, trong đó có hơn 300 điểm bị hủy diệt hoàn toàn, phá hủy 350 bệnh viện, hơn 1.500 bệnh xã, trong đó có 300 bệnh viện bị hủy diệt; hơn 1.300 trường học bị phá hoại, hàng trănm chùa chiền, nhà thờ, di tích lịch sử bị trúng bom Mỹ. hơn 5.000.000 mét vuông nhà ở bị hư hỏng nặng, hàng chục vạn hecta đất canh tác bị ô nhiễm bom đạn không thể sử dụng được. Trong số 203.733 lần mục tiêu ở miền Bắc bị không quân và hải quân Mỹ bắn phá có 109.156 mục tiêu giao thông vận tải (chiếm 53,5%), 59.971 mục tiêu dân cư (chiếm 29,4%), 14.347 mục tiêu kinh tế dân sính (chiếm 7%), chỉ có 20.259 mục tiêu quân sự (chiếm 9,9%).

Sau đây là một số vụ máy bay Mỹ ném bom các mục tiêu dân sự gây chết nhiều thường dân ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến đầu năm 1973:

  • Vụ máy bay B-52 ném bom rải thảm xuống phố Khâm Thiên đêm 26-12-1972
  • Vụ máy bay Mỹ ném bom Trường Trung học cơ sở Thụy Dân, Thụy Anh (nay thuộc huyện Thái Thuy), Thái Bình ngày 21-10-1966, giết chết 1 giáo viên, 30 học sinh có độ tuổi không quá 14 và 5 thường dân[70][71]
  • Vụ máy bay Mỹ ném bom Khu điều trị bệnh phong Quỳnh Lập, Quỳnh Lưu, Nghệ An ngày 13-6-1965, giết chết hơn 200 bệnh nhân phong và nhân viên y tế.[72][73]
  • Vụ máy bay B-52 của không quân Mỹ ném bom rải thảm xuống Bệnh viện Bạch Mai đêm 21 rạng ngày 22-12-1972
  • Vụ máy bay B-52 Mỹ ném bom hủy diệt Khu tập thể An Dương, Bà Đình, Hà Nội đêm 19-12-1972; giết chết 174 người, trong đó có 5 phụ nữ mang thai, 5 gia đình bị chết cả nhà, 154 người bị thương.[74][75]
  • Các vụ máy bay Mỹ ném bom xuống khu dân cư Thượng Lý (Hải Phòng) đêm 16-4-1972, làm chết và bị thương 146 người; ném bom khu Hoa kiều Hạ Lý (Hải Phòng) các ngày 31-7 và 1-10-1972, làm chết và bị thương 68 người, phần lớn là người Hoa; ném bom khu dân cư Cầu Tre (Hải Phòng) trong đêm 16-4-1972, giết và làm bị thương 154 người, phần đông là phụ nữ và trẻ em.
  • Vụ máy bay Mỹ ném bom Tòa Tổng đại diện Pháp ở Hà Nội ngày 11-10-1972 (nay là Đại sứ quán Pháp ở Hà Nội), giết chết 5 người, trong đó có bà bà Leya El Hakim, người Ai Cập, phu nhân của ông Susini, Đại biện lâm thời nước Cộng hòa Nhân dân Albani; phá hủy hầu hết tòa nhà này.[76]
  • Vụ máy bay Mỹ ném bom thảm sát gần 400 dân công Thanh Hóa đang đắp đê Nam Ngạn ngày 14-6-1972.[77][78]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tội ác của Quân đội Hoa Kỳ và đồng minh trong chiến tranh Việt Nam http://www.greenleft.org.au/2007/706/36655 http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/KI01Ae... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/1508... http://www.consortiumnews.com/archive/colin3.html http://www.crimelibrary.com/notorious_murders/mass... http://www.dailykos.com/story/2014/9/20/1331165/-T... http://landtourcondao.com/news/502/229/Nguoi-My-ki... http://www.thenation.com/doc/20081201/turse http://www.toledoblade.com/apps/pbcs.dll/section?C... http://www.law.umkc.edu/faculty/projects/ftrials/m...